List bài viết KỸ NĂNG GOOGLE DÀNH CHO BÁC SĨ, DƯỢC SĨ của Dược sĩ: Trang Tran Thu Pham(Sữa Tươi Pharmacist)
https://www.facebook.com/iambabymilk
3 loại tạp chí tiếng Anh cần hiểu khi tra cứu
Thời đại 4.0, vấn đề không còn là bạn có biết/nhớ câu trả lời hay không? Mà là bạn có biết cách tìm hay không?
Mình xin chia sẻ nhanh vài tip nhỏ.

– Các thư viện dữ liệu (VD: Pubmed, Cochran)
– Các tạp chí chuyên ngành
– Các cơ sở tra cứu (VD: Uptodate, Medscape cho bác sĩ hay RxTx, Lexicomp cho dược sĩ).
– Các website chính phủ (VD: FDA của Mỹ hay Health Canada của Canada)
– Các hiệp hội chuyên ngành với các hướng dẫn lâm sàng




VD:
– Về “hiện tượng 1 trứng 2 tinh trùng”, một bài nghiên cứu gốc sẽ được đăng tải trên DUY NHẤT trên 1 tạp chí học thuật như NEJM, với thuật ngữ khá là khó nhằn với phần lớn người không quen đọc nghiên cứu.
– Tới tạp chí trade journal như BioNews, một nhà chuyên môn (còn có phải chuyên gia hay không thì còn tuỳ uy tín của tạp chí
) là BS. Maria Botcharova có viết bài về nghiên cứu này dưới dạng review hoặc bình luận, giúp các bác sĩ lâm sàng dễ nắm và hiểu nghiên cứu này hơn.

– Cuối cùng, rất nhiều tạp chí phổ thông như BBC News, CNN cũng đưa thông tin này cho cộng đồng. Bài có thể do bất cứ ai viết: nhà báo, cộng tác viên…



VD: Cùng là khái niệm “1 trứng thụ tinh bởi 2 tinh trùng”, nghiên cứu trên NEJM dùng thuật ngữ rất ngoằn ngoèo như “dispermic fertilization”, “sequizygotic twin”… Ở tạp chí trade journal thì viết “semi-identical twin”, còn tạp chí phổ thông thì thẳng thắn luôn là “1 egg 2 sperm”
.

Như vậy, tuỳ MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG và YÊU CẦU về độ tin cậy lẫn độ sâu thông tin mà chúng ta sẽ tìm đọc trên loại tạp chí PHÙ HỢP.
———————————
CHỐT: Chỉ cần hiểu là có 3 loại tạp chí như vậy. Nhưng trên thực hành thì dù BẤT CỨ TẠP CHÍ NÀO, chỉ cần xét qua 5 yếu tố sau:





Google thực sự là công cụ hữu ích và tiện lợi. Nhưng người làm chuyên môn khi “google” phải có kỹ năng nhất định khác với đại chúng
.

KỲ 2: TRA CỨU THÔNG TIN KHI KHÔNG BIẾT THUẬT NGỮ TIẾNG ANH
Khi nói về tra cứu thông tin bằng Anh, có ý kiến cho rằng “ăn nhau là phải biết từ khoá”. Mình thấy đúng là vậy.
Mình xin chia sẻ vài kinh nghiệm đúc kết của mình khi tìm từ khoá. Nhiều cách đơn giản nhưng hiệu quả không ngờ, giúp mình hầu như luôn tìm được các chủ đề khó tra nhất 

—————————————-
CÁCH 1: KHI BIẾT TỪ KHOÁ TRỰC TIẾP NHƯNG KHÔNG PHẢI THUẬT NGỮ
Ví dụ 1: não = brain, vậy mình sẽ tìm thuật ngữ bằng gõ:




Nếu ngay cả từ tiếng Anh bình dân cũng không biết thì:




CÁCH 2: KHI KHÔNG CÓ TỪ KHOÁ TRỰC TIẾP
Khi bạn muốn tìm cả 1 cụm từ dài hay 1 khái niệm thì đừng cố tìm bằng được từ bạn đang nghĩ, sẽ rất khó. Hãy tìm GIÁN TIẾP bằng cách đọc 1 vài bài trong lĩnh vực liên quan. Chẳng hạn:

– Neurological surgery technique
– Brain surgery technique

– Menstrual/period problems
– Abnormal or unusual menstruation/period
Kỳ 1 mình đã viết về 3 loại tạp chí tiếng Anh cần hiểu khi tra cứu: https://www.facebook.com/805745067/posts/10164390057610068/?extid=0&d=n. Các tạp chí tạp chí phổ thông hoặc tạp chí thương mại sẽ dùng từ ngữ khá đơn giản. Vào đọc bài trong này sẽ tìm được thêm nhiều manh mối từ khoá học thuật. Cho nên cứ mạnh dạn dùng các từ khoá BÌNH DÂN nhất trước nhé!
CÁCH 3: ĐỂ MỞ RỘNG PHẠM VI TÌM KIẾM ĐƯỢC NHIỀU NGUỒN KHÁC NHAU NHẤT CÓ THỂ
Muốn tìm “sinh đôi cùng trứng”:



Nên đọc nhiều loại tạp chí khác nhau từ đơn giản đến cao siêu học thuật, mỗi cái đều có ưu nhược điểm riêng (miễn là tạp chí tin cậy!).
CÁCH 4: KHI CẦN TÌM MỘT CHỦ ĐỀ KHÔNG CÓ TỪ KHOÁ CỤ THỂ
Ví dụ: trên diễn đàn có bạn hỏi: hai chị em sinh đôi cùng trứng, nếu con của người chị đem test DNA với người em (dì) thì kết quả sẽ thế nào 

Cách mình tra: tìm tất cả các từ khoá có thể liên quan, dù ngô nghê nhất nhưng đừng lo, nó sẽ dẫn bạn tới những chỗ hay không ngờ:






